Bỏ qua nội dung

CĂNG THẲNG GIỐNG LÍT XĂNG KÝ DẦU/Bình thường như cân đường hộp sữa

Tháng Tám 1, 2012
  • Blogger Gốc Sậy

Ấy là nhà cháu TUỘT mồm, “biền ngẫu” thêm nửa sau

Cách nói rất Hà Lội sì-tai, dài dòng văn vở này cuối cùng cũng chỉ để hàm 1 í đã nói từ 2 chữ đầu: BÌNH THƯỜNG.

Vầng, đi thăm người ốm đau thì chuyện mua hộp sữa-cân đường là chuyện tất nhiên chứ gì nữa?

NHƯNG, chuyện Xăng Dầu thì đúng là CĂNG THẲNG.

Cái tranh dzui này là từ hồi tháng 4/2012.

Chiều tối, trên đường đi làm về, nhà cháu ghé đổ xăng.

Cô bé bơm xăng théc méc: – Sao nãy giờ tòan là ĐỔ ĐẦY BÌNH ?

Nhà cháu giật mình. Xem chi tiết…

VinaGame xóa tên Hoàng Sa, Trường Sa là phản quốc!

Tháng Bảy 31, 2012

Doanh nhân, Nhà báo TRÚC GIANG

(Đây là hình chụp lại màn hình mới nhất, trong đó có một số bạn vào gõ 2 chữ Hoàng Sa và Trường Sa thử và kết quả là ***)

Trong khi Chính Phủ và tất cả những người dân đang nỗ lực đấu tranh vì Trường Sa, Hoàng Sa thì ngay chính trên đất nước mình, mặt trận tư tưởng đã bị xuyên thủng. Đó chính là MP3 Zing của VinaGame, một công ty đang hoạt động tại Việt Nam và do người Việt Nam điều hành. Xem chi tiết…

BLOGGER GỐC SẬY TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH CHỐNG TQ XÂM LƯỢC NGÀY 22/7/2012

Tháng Bảy 24, 2012

Blogger Gốc Sậy

Nhoáng cái mà đã 01 năm. Mùa Hè năm ngoái Hà Nội đã nắng nóng. Mùa Hè năm nay còn nắng nóng hơn, 32-34 độ C trong bóng râm.

Tình hình quan hệ với ‘bạn vàng’ cũng tăng NHIỆT, từ gây hấn trên biển Đông, TQ đã chuyển sang xâm lược, khi đưa cả một ‘hạm đội tàu cá’ 30 chiếc và 01 tàu đổ bộ từ Tam Á (đảo Hải Nam) tràn xuống vùng quần đảo Trường Sa.

Ngày 01/7/2012, biểu tình chống TQ thứ nhất diễn ra ở Hà Nội, nhà cháu đang ở đảo tiền tiêu Lý Sơn cùng nhóm “Nghĩa Tình Lý Sơn” (gồm anh chị, bạn bè khắp Bắc-Trung-Nam) đi tặng quà các gia đình ngư dân gặp khó khăn khi tham gia bám biển, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.

Cuộc biểu tình chống TQ thứ hai, ngày 08/7/2012, vì cái ngón chân bị trật khớp (khi đi đá bóng với No-U FC) chưa khỏi, nhà cháu phải đi bằng xe máy phía sau, chả được chứng kiến mấy, nên không thể tường thuật.

Sáng, mới 6g30 mà trời đã hầm hập nóng oi. Nhà cháu lượn xe máy từ Mỹ Đình về trung tâm, qua khu ĐSQ TQ thấy cả phía đường Khúc Hạo (mặt sau ĐSQ) cũng có chốt gác.

Quanh vườn hoa Lê Nin lác đác ‘cảnh phục, dân phòng’ cùng hàng dãy hàng rào sắt. Nhà hát lớn Hà Nội, quảng trường Cách mạng tháng Tám rộng mênh mang với chỉ 1 xe dẹp chợ của CA phường, 02 biến cấm xe dừng đỗ; không thấy biển cấm quay phim chụp ảnh.

Khu tượng đài Cụ Lý Thái tổ cũng có 1 xe dẹp chợ và lơ thơ vài ‘cảnh phục’…

Về vứt xe ở cửa nhà, nhà cháu đi bộ quanh hồ. Đây đó gặp vài người quen, nhà cháu mời đi uống cà phê nhưng ai cũng lắc. Đành ngồi một mình ở quán giải khát ven hồ Gươm, ngóng.

8g30, 8g50 vưỡn chả thấy gì, nhà cháu đoán mọi người lại TỤ ở Nhà hát Nhớn nên quày quả đi ra.

Ối dồi, từ xa khoảng 200m đã thấy đông đột ngột! Biểu ngữ, băng-rôn lớn nhỏ được trương lên (ảnh 1).

Nội dung các băng-rôn, biểu ngữ khá đa dạng, có cả chữ Anh, chữ Trung:

– “HÒANG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !”

– “Không được leo thang xâm lược trên biển Đông”

– “Đả đảo TQ gây hấn! Hòa bình-Công lý cho biển Đông”

– “Đoàn kết dân tộc là sức mạnh”

– “Tổ quốc lâm nguy Xin đừng vô cảm”

– “China, stop escalating invading the East Sea of Vietnam”

– “Láng giềng khốn nạn – Thôn tính tương lai”

– “Đả đảo bè lũ Hồ Cẩm Đào”

Xem chi tiết…

mà gian nan vẫn còn đấy…

Tháng Sáu 23, 2012

Đỗ Trung Quân

Luật biển đã được thông qua từ cấp quốc gia. Gã nhà thơ ham chơi không nhảy tưng, không hét lên ầm ĩ. Hắn nằm ngả người trên ghế dựa, nghĩ và nhớ.

Hắn nhớ những gương mặt bừng bừng hào khí lẫn niềm phẫn nộ xuống đường một năm trước. Hắn nhớ những gương mặt hắc ám lén lút hay công khai của bọn sai nha tấn công, đàn áp những con người trẻ tuổi đang đòi công lý , chủ quyền cho lãnh hải Việt Nam. Hắn nhớ những tên bồi bút bôi nhọ chính đồng bào mình bằng phương tiện đang có trong tay. Hắn nhớ những kẻ từng đập bàn và lệnh cấm bằng mồm khi chiếc áo U-NO được in và chương trình “cùng ngư dân bám biển” phát động trên tờ báo mang tên Sài Gòn Tiếp Thị mà mỗi chiếc áo góp vào đấy số tiền cộng lại không bé mọn để ngư dân Việt Nam mua sắm lại phương tiện bị tịch thu , tài sản bị cướp bóc, sinh mệnh bị đe dọa bằng tiền chuộc.Hắn nhớ và cười khẩy vào tư cách không còn Việt Nam của những kẻ ấy.

Hắn nhớ mồ hôi, máu đã đổ xuống của những con người thực sự bám biển. Đối mặt với hiểm nghèo hàng ngày không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là để im lặng nhưng quyết liệt khẳng định từng bãi đá, từng luồng cá của vùng biển thuộc chủ quyền đất nước hằng bao đời của cha ông mình. Hắn nhớ những gương mặt mỗi ngày hả hê vục xuống nồi lẩu cá trên bàn rượu linh đình mà chưa từng biết ngậm ngùi lẫn cảm ơn những ngư dân, đồng bào nghèo khó ấy.

Hắn nghĩ và nhớ một năm của đời mình. Chỉ một năm ngắn ngủi mà dài,mà đáng sống như  cả một đời dù biết rõ, không có điều gì của cuộc đời mà không trả giá. Huống chi đấy là vấn đề sống còn của đất nước. Hắn nhớ đến sự phản bội, sự đê tiện và nhớ cả đến lòng can đảm, sự trung thực, bất khuất trước cường quyền từ những con người trẻ tuổi lẫn không còn trẻ tuổi.

Nụ cười không nở ra trên môi hắn. Nó âm thầm nở ra trong tâm hồn hắn cùng giọt lệ cũng âm thầm…Sao gian nan quá, vất vả đến thế chỉ để TÁI KHẲNG ĐỊNH chủ quyền lãnh hải của đất nước mình.

Mà gian nan vẫn còn đấy.

Suốt bao đời chưa thấy hết…

(Theo Facebook ĐTQ)

PHÁT BIỂU CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC TẠI QUỐC HỘI CHIỀU 07/06/2012

Tháng Sáu 9, 2012

Kính thưa Quốc hội,

Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô và mang nội hàm về không gian to lớn lẫn thời gian lâu dài.
Ta có thể đặt ra những câu hỏi vì sao đất nước đã hòa bình gần 40 năm mà con đường huyết mạch số 1 hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ Tây cai trị.
Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó đặt vai trò là động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất.
Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến thì dường như chưa có còn nhắc đến con số như thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột.

Trong khi đó như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của cả môt số sai sót trong điều hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý của Chính phủ.
Xem chi tiết…

Báo động: ‘South China Sea’ vào tận vịnh Cam Ranh!

Tháng Sáu 2, 2012

Nhân chuyện người Trung Quốc nuôi cá trong vịnh Cam Ranh. Hôm qua 1.6.2012, lang thang vào Facebook thì thấy hình ảnh này:

Ảnh chụp của Google Map

Thật choáng khi thấy các bè cá của người Trung Quốc nằm sâu trong vịnh, ngay sát đất liền. Choáng hơn khi thấy chú thích ‘South China Sea’ ngay cửa ngõ vào vịnh Cam Ranh, một vịnh nước sâu có vị trí địa lý quan trọng bật nhất Việt Nam.

Không tin vào mắt mình. Mở Google Map ra xem thì phản ánh trên không sai chút nào. Hình chụp màn hìnhvào chiều1.6 như sau:

Đây quả là những sai lầm tai hại cần lên tiếng khi Google Map là công cụ ngày càng được nhiều người sử dụng và có tầm ảnh to lớn trên phạm vi toàn thế giới.

Trước đây đã từng có một số học giả, nhà nghiên cứu đã phản ánh những sai lệnh của Google quanh những ghi chú không chính xác tại biển Đông, cụ thể là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã có những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, với ghi chú ‘South Chia Sea’ ngay tận cửa ngõ vịnh Cam Ranh thì quả là một việc động trời.

Mong rằng các học giả, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý cần có những động thái quyết liệt hơn nữa để tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thế xảy ra trong tương lai.

  • Da Vàng

 

 

Danh sách nạn nhân tử vong, bị thương trong vụ tai nạn kinh hoàng ở Đắc Lắc

Tháng Năm 18, 2012

(NLĐO)- Sáng 18-5, tin từ Ban An toàn giao thông tỉnh Đắk Nông, số người chết trong vụ xe khách rớt cầu Sêrêpốk, nằm trên Quốc lộ 14, ranh giới giữa Đắk Lắk và Đắk Nông, đã tăng thêm 3 người, nâng tổng số người chết trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc này lên 37 người.

Tuy nhiên, theo thông tin chính thức từ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, con số người thương vong tại bệnh viện là 36 người.
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra khoảng 22 giờ 15 phút ngày 17-5, trên Quốc lộ 14, đoạn qua cầu Sêrêpốk, ranh giới giữa Đắk Lắk và Đắk Nông.

Sáng 18-5, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định hỗ trợ mỗi gia đình có người bị chết 5 triệu đồng/người, người bị thương 3 triệu đồng/người. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng hỗ trợ 1 triệu đồng/1 người chết, 500.000đồng/1 người bị thương. Ngoài ra, HTX Quyết Thắng cũng hỗ trợ 2 triệu đồng/ người bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện.

Vào thời điểm trên, xe khách loại 54 chỗ BKS 47V-2371 (HTX Quyết Thắng, Quốc lộ 26, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) chạy tuyến Đắk Lắk – TPHCM, đang lưu thông theo hướng TP. Buôn Ma Thuột đi TPHCM thì bất ngờ mất lái lao sang bên phải.
Chiếc xe tông rớt một đoạn lan can cầu rồi lao xuống sông Sêrêpốk với độ cao gần 20 m. Tai nạn làm 32 người tử vong tại chỗ, 4 người chết tại bệnh viện và trên 20 người khác bị thương.
Chiếc xe được trục vớt lên bờ lúc 4 giờ 30 phút ngày 18-5
Trong số những người tử nạn có 2 lái xe là Phạm Ngọc Lân (SN 1970, ngụ Khánh Hòa), Lê Công Bằng (ngụ Đắk Lắk) và 1 phụ xe là chị Mai Thị Thanh Ngọc (SN 1990, ngụ Đắk Lắk).
Tại hiện trường, xe bẹp dúm, chìm dưới nước. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tích cực tham gia cứu hộ nhưng do trời tối, khoảng cách giữa cầu và vị trí xe nằm cách xa nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Chiếc xe khách bẹp dúm sau vụ tai nạn
Đến 2 giờ sáng các nạn nhân đã được đưa hết ra ngoài và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk. 4 giờ 30 phút chiếc xe mới được cẩu lên bờ.
Theo một số nhân chứng, có thể xe khách tránh 2 xe máy đi ngược chiều dẫn đến lạc tay lái và lao vào thành cầu. Tuy nhiên, theo một số nạn nhân sống sót, thời điểm xảy ra tai nạn, họ nghe ở xe phát ra tiếng nổ. Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ việc.
Ông Y Bliu Arul, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sau khi nhận được tin báo về vụ tai nạn, chúng tôi tức tốc điều động xuống hiện trường 3 xe cứu thương, 3 kíp trực cấp cứu ngoại viện; có 6 bác sỹ được huy động từ các Khoa ngoại thần kinh, Khoa chấn thương, Khoa ngoại tổng quát, Khoa X- quang, Khoa điều dưỡng; 1 Kỹ thuật viên Khoa X- quang; 6 điều dưỡng; 2 học sinh cùng hỗ trợ, phối hợp với các bác sỹ, y tá Khoa cấp cứu nhằm cấp cứu các nạn nhân kịp thời nhất”.
Lực lượng cứu hộ đưa xác các nạn nhân ra ngoài
Tại nhà xác Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, xác các nạn nhân xấu xố nằm kín sàn nhà; giấy tờ tùy thân, trang sức, tiền bạc nạn nhân được để lên ngực. Hàng trăm người thân gào khóc thảm thiết bên thi thể các nạn nhân.

Có ít nhất 34 người tử vong sau vụ tai nạn
Anh Nguyễn Văn Khánh (24 tuổi, xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) – người thoát chết trong gang tấc, mặt mày tím tái, kể lại: “Trên xe trước lúc gặp tai nạn số ghế đều kín chỗ, tôi cùng 2 người khác nằm giữa sàn. Khi xảy ra tai nạn, mọi người trên xe đều ngủ say. Lúc đó, bỗng tôi nghe một tiếng va đập vang trời, rồi tiếng người ta hét thất thanh. Tôi bị mắc kẹt dưới sàn, nước ập vào, một lúc sau tôi chui ra được ngoài”.
Nỗi đau khi mất người thân
Các nạn nhân được đưa vào Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk
Ông Nguyễn Thành Đức (Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng) cho biết chiếc xe mang BKS 47V-2371 bị rơi xuống sông Srêpốk của HTX là khách chất lượng cao 47 chỗ ngồi, xuất phát đi TPHCM tại bến xe huyện Ma Đrắk lúc 8 giờ tối 18-5. “Chúng tôi chưa biết rõ nguyên nhân vụ tai nạn nhưng theo người dân xung quanh chứng kiến vụ tai nạn thì do tài xế tránh những người đuổi bắt kẻ trộm chó và đâm vào lan can cầu rơi xuống sông” – ông Đức nói.
Danh sách nạn nhân tử vong:
1. Bùi Thị Thơ (SN 1989)
2. Bùi Đức Quyền (SN 1998)
3. Phạm Ngọc Lâm (SN 1970, tài xế 1)
4. Ven A Lập (SN 1970)
5. Trần Thị Thanh Trúc (SN 1972)
6. Hoàng Thị Hồng
7. Nguyễn Ngọc Hiển (SN 1991)
8. Nguyễn Ngọc Hiếu (SN 1995)
9. Phạm Quang Thành (SN 1993)
10. Trần Quốc Hưng (SN 1987)
11. Lê Thị Thu Hà (SN 1987)
12. Đặng Văn Thuận
13.Trần Sử Thanh Trà (SN 1988)
14. Mai Thị Thanh Ngọc (SN 1990, nhân viên bán vé xe khách)
15. Hoàng Ngọc Thắng (SN 1975)
16. Nguyễn Xuân Côi (SN 1987)
17. Nguyễn Hiếu Sơn (SN 1991)
18. Lê Công Bằng 1973 (tài xế xe khách)
19. Nguyễn Thị Tố Linh (SN 1990)
20. Trương Văn Dũng (SN 1983)
21. Trương Thị Điện (SN 1931)
22. Nguyễn Văn Kỷ (SN 1971)
23. Nguyễn Thị Thương Huyền (SN 1992)
24. Nguyễn Đình Tú (SN 1990)
25. Nguyễn Văn (SN 1969)
26. Nguyễn Văn Biên (SN 1993)
27. Hà Thị Lan (SN 1965)
28. Nguyễn Bình Phương ( SN 1991)
29. Ngô Lâm Ngọc Thu
 Danh sách nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đắk Lắk:
1. Trần Thị Hoài (26 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An): bị chấn thương sọ não.
2. Nguyễn Thị Thu Thảo (22 tuổi, ở xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk): bị chấn thương đầu.
3. Trịnh Văn Mùi (35 tuổi, ở xã Cư Prao, huyện Ma Đ’rắk, Đắk Lắk): bị đa chấn thương.
4. Nguyễn Văn Khánh (23 tuổi, xã Ea Riêng, huyện Ma Đrắk): bị đa chấn thương.
5. Y Bông Êban (18 tuổi, xã Cư Đ’răm, huyện Krông Bông): bị gãy xương cẳng chân.
6. Nguyễn Văn Chuyên (60 tuổi, ở xã Cư Prao, huyện Ma Đrắk): bị đa chấn thương.
7. Trần Bá Tiến (47 tuổi, ở huyện Sông Hinh, Phú Yên): bị đa chấn thương.
8. Lê Trần Ngọc Trâm (7 tuổi, ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắk): bị chấn thương đầu.
9. Phạm Thị Thanh Lan (17 tuổi, ở xã K rông Buk, huyện K rông Pắk): bị đa chấn thương.
10.  Bé trai (4 tuổi, chưa rõ danh tính): bị sai khớp háng.
11.  Nguyễn Nhựt Trường (32 tuổi, ở Chợ Mới, An Giang): bị vỡ gan.
12.  Huỳnh Thị Mỹ Loan (22 tuổi, ở xã Ea Ty, huyện Ea Kar): bị gãy xương cẳng chân.
13.  Cương Thị Trung Vinh (22 tuổi, ở xã Ea Riêng): bị chấn thương đầu.
14.  Nguyễn Hứa Xuyến (17 tuổi, ở xã Krông Buk): bị đa chấn thương.
15.  Bé gái (5 tuổi, chưa rõ danh tính): bị gãy xương đùi.
16.  Trần Văn Chuyên (63 tuổi, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh): bị chấn thương bụng.
17.  Bé gái (5 tuổi, chưa rõ danh tính): bị chấn thương sọ não.
18.  Phạm Đình Duy (17 tuổi, ở thị trấn Ma Đ’rắk, đã trốn viện): bị gãy xương cánh tay.
19.  Lê Tiến Anh (17 tuổi, ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar): bị chấn thương bụng.
20.  Nguyễn Thanh Hải (30 tuổi, ở Tây Ninh): bị gãy xương đùi.
21.  Đinh Thị Anh Thủy (21 tuổi, ở huyện Ma Đ’rắk): bị chấn thương sọ não.
22.  Võ Danh Nam (45 tuổi, chưa rõ quê quán): bị đa chấn thương.
Báo Người Lao Động online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ tai nạn thảm khốc này.
Tin-ảnh: C. Nguyên

Tai nạn thảm khốc: 34 người chết, 20 người bị thương

Tháng Năm 18, 2012

Dân Việt – 34 người chết và 20 người bị thương trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra lúc 22 giờ 10 phút đêm qua 17.5, tại cầu Sêrêpôk trên Quốc lộ 14 – ranh giới giữa hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.

Thông tin ban đầu cho hay, chiếc xe khách bị nạn mang biển kiểm soát 47V-2371 của Hợp tác xã vận tải Quyết Thắng (trụ sở tại thôn Tân Lập, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, Đăk Lăk).

Chiếc xe được xuất phát từ huyện Krông Păc đi về TP.HCM. Hiện trường cho thấy, khi đến địa điểm bị tai nạn, chiếc xe này đã lao vào làm đứt khoảng 20 mét lan can cầu rồi bị rơi xuống sông Sêrêpôk có độ cao chừng 18 mét.

Những người tham gia cứu nạn đầu tiên cho biết do chiếc xe bị bẹp, lại bị ngập dưới khoảng 1 mét nước (chủ yếu ở phần đầu) nên việc cứu người rất khó khăn. Đến hơn 4 giờ 30 phút sáng nay, 18.5, chiếc xe bị nạn đã được đưa lên bờ.

Hàng trăm cán bộ chiến sỹ cảnh sát đã được điều động ngay trong đêm để để bảo vệ và cứu hộ. Quốc lộ 14 qua đoạn này ách tắc hoàn toàn, đến sáng nay mới thông suốt.

Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này

Quang Tạo – Duy Hậu

———–

Tuổi trẻ: Xe khách rớt trên cầu Sêrêpok, 34 người tử vong

TTO TẠI HIỆN TRƯỜNG – Đến 7g sáng nay 18-5 , đã có 34 người tử vong trong vụ xe khách rơi thảm khốc xuống cầu 14 (còn gọi là cầu Sêrêpok, đoạn giáp ranh Đắk Lắk, Đắk Nông) tối qua 17-5.

14 nạn nhân sống sót trên chuyến xe định mệnh đó đang được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Đắk Lắk và chuyển đi bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM).

Ông Nguyễn Thanh Đức, chủ nhiệm HTX Quyết Thắng có chiếc xe bị tai nạn thì chiếc xe xuất bến tối qua có 45 hành khác và hai tài xế và 1 phụ xe. Sau tai nạn thì tài xế và phụ xe của HTX đều tử vong. Có hai hành khách đã đăng ký nhưng hủy chuyến vào giờ chót.

“Hiện tại, số nạn nhân bị tử vong HTX đang nhờ thân nhân đưa về lo hậu sự trước, chúng tôi ghi lại tên tuổi, địa chỉ để có những giải quyết về sau. Riêng với những người đang cấp cứu thì HTX hỗ trợ bước đầu số tiền 2 triệu đồng/ người”.

Thảm khốc, kinh hoàng!

Đến 2g sáng ngày 18-5, lực lượng cứu hộ đã dùng xe cứu hộ đặt trên cầu 14, buông cáp xuống vị trí xe khách bị lật nằm bên mép sông Sêrêpok và đưa được một trong ba nạn nhân còn bị kẹt trong xe, nạn nhân được xác định tên Lâm (khoảng 35 tuổi, là tài xế chính của chiếc xe khách) ra khỏi xe. Hai nạn nhân cuối cùng còn lại trong chiếc xe vẫn còn bị mắc kẹt ở vị trí khó khăn, lực lượng chức năng tiếp tục công tác cứu hộ.

Có mặt tại hiện trường, thượng tá Võ Lai – phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết bằng mọi cách phải cẩu được chiếc xe khách bị tai nạn lên vị trí khô ráo và đưa các nạn nhân ra khỏi xe để làm công tác điều tra trước khi nước sông Sêrêpok dâng cao do thủy điện ở phía thượng nguồn xả nước chạy máy.

Đưa người bị nạn ra khỏi xe –  Ảnh: Thái Bá Dũng
Công tác cứu nạn tại hiện trường vụ lật xe – Ảnh: Thái Bá Dũng

Nhiều người dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết, lúc 22g30 khi dòng xe đang nối đuôi nhau qua cầu 14 theo hướng từ Đắk Lắk về thì chiếc xe khách mang biển kiểm soát 47V – 2371 của HTX vận tải Quyết Thắng (huyện Krông Pắk) do tránh hai xe máy chạy phía trước đã bất ngờ mất lái và tông thẳng vào lan can cầu 14, lúc này xe đã lên cầu được khoảng 10 mét.

Ngay lập tức, chiếc xe nhanh chóng rơi tự do và lật úp sát mép sông Sêrêpok, vị trí xe rơi có chiều cao cách mặt cầu khoảng gần 20m. Mui xe bẹp dúm, xe bị văng cả bánh trước.

Ngay lập tức, những người dân xung quanh đã cùng nhau ra đập cửa xe để đưa được ba người bị thương đi cấp cứu. Hàng chục người đi trên chiếc xe khách bị mắc kẹt trong xe. Đến khoảng 23g hai xe cứu hộ đã được huy động, hàng trăm cảnh sát và nhân viên y tế được điều động đến hiện trường.

Đến 23g30, khu vực cầu 14 bị phong tỏa, việc lưu thông xe cộ trên cầu này được tạm dừng để phục vụ công tác cứu hộ. Phía trên cầu, nhiều xe cứu thương của Bệnh Viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk và xe cứu thương từ huyện Cư Jút, Đắk Nông liên tục nổi còi ưu tiên và trực chiến để chở người bị nạn đi cấp cứu, các nạn nhân lần lượt được đưa lên nhưng hầu hết trong số này đã bị tử nạn.

Phía dưới lòng sông, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và nhiều người dân đã cùng nhau dùng vật cứng đập cửa xe để kéo các nạn nhân ra khỏi xe. Do chiếc xe rơi ở độ cao và trong điều kiện đêm tối nên việc cứu hộ hết sức vất vả. Lực lượng cứu hộ phải dùng cưa sắt cắt vỏ xe để lôi các nạn nhân ra bên ngoài, nhiều thi thể đã bị biến dạng hoàn toàn. Phía dưới mép sông và trên khu vực cầu hàng chục nạn nhân được đặt tạm thời để chờ cứu hộ và xác định danh tính.

2g sáng 18-5, dòng xe dồn ứ trên quốc lộ 14 đoạn qua cầu 14 bắt đầu được cảnh sát giao thông phân luồng để đi lại. Dưới lòng sông và trên bờ, công tác cứu hộ vẫn được tiếp tục. Có mặt tại hiện trường lúc này có đại tá Trần Kỳ Rơi – giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Lê Xuân Biểu – giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk kiêm phó Ban an toàn giao thông tỉnh Đắk Lắk cùng giám đốc của HTX vận tải Quyết Thắng.

Đêm đẫm lệ…

Từ 0g, từng chiếc xe cấp cứu lần lượt đậu trước cửa khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa Đắk Lắk đưa những nạn nhân đầu tiên bị thương trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại cầu 14 (quốc lộ 14). Trên xe lúc này hành khách phần lớn là công nhân, học sinh sinh viên. Những nạn nhân được đưa vào khoa cấp cứu hầu hết bị gãy tay, gãy chân, phần đầu, mặt… Bệnh viện đã phải huy động hết tất cả những y bác sĩ trực để chăm sóc, sơ cứu ban đầu cho các nạn nhân.

Cứ 10-20 phút lại thêm một nhóm nạn nhân được đưa vào, thỉnh thoảng người nhà các nạn nhân lại chạy vào khoa để tìm kiếm người thân hầu mong người thân mình vẫn còn sống…

1g, nạn nhân Phan Thị Thanh Lam  (sinh năm 1995) được đưa vào sơ cứu phần tay phải bị gãy. Lam cho biết, mình vừa học xong lớp 11 tại xã Krông Búk (Krông Pắk), nghỉ hè nên xin ba mẹ xuống Sài Gòn thăm các anh chị ở dưới đó. Lúc tai nạn xảy ra Lam đang ngủ say nên không hề hay biết gì, mãi đến khi chiếc xe rơi xuống mép sông thì mới bò ra phần cửa kính bị vỡ và được cứu.

Tương tự là trường hợp may mắn của Nguyễn Mạnh Tuấn (Krông Pắk, Đắk Lắk), sinh viên năm cuối trường CĐ Kinh tế đối ngoại. Tuấn cùng 4 người bạn khác đón xe từ km49 quốc lộ 14 đi TP. HCM ôn thi tốt nghiệp nhưng không ngờ lại xảy ra thảm họa. Tuấn cho biết em và đám bạn ngồi phía sau nên không biết được rõ lắm, chỉ biết chiếc xe gặp tai nạn tránh một chiếc xe khác trên cầu 14 nhưng lạc tay lái và lật nhào xuống sông. Khi được đưa lên đường thì được biết có một người bạn bị thương nhẹ nên được đưa đến bệnh viên đa khoa Cư Jút chăm sóc, còn ba người nữa chưa biết thế nào. Trong lúc được các y bác sĩ chăm sóc phần tay và chân bị gãy, môi và mặt bị sưng bầm, Tuấn liên tục hỏi các điều dưỡng không biết đau như thế này có kịp dậy đi thi tốt nghiệp sắp tới không…

Bên cạnh giường của Tuấn là trường hợp của em Nguyến Hứa Xuyến (17 tuổi), công nhân cắt sợi tại TP HCM bị thương khá nặng nhưng mãi không thấy người thân. Xuyến cho biết gia đình nghèo quá nên em vào TP.HCM làm công nhân, gom được ít tiền về nhà để đi học tiếp nhưng rồi vì nhà lại gặp chuyện ngặt nghèo nên tối em xách ba lô đi TP.HCM lại thì gặp nạn…

1g20, ngoài hành lang bệnh viện, hai vợ chồng trung niên đi tới đi lui, khóc nức nở và chờ đợi từng nạn nhân được đưa vào viện xem có con mình hay không. Con của ông bà tên là Lê Thị Thu Hà (P.Tân Hòa, TP.Buôn Ma Thuột) đang là sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – đón xe này đi ngang qua nhà hồi 22g, chưa đầy một tiếng sau vợ chồng bà nhận hung tin. Chạy ra cầu không thấy con, người ta chỉ lên bệnh viện ông bà lại lên tìm nhưng mãi vẫn chưa thấy con.

Một người mẹ khóc dữ dội hơn vì một dự cảm chẳng lành. 2g20, bà được thông báo không còn đưa người sống nào về cấp cứu nữa nên chỉ còn một nơi để tìm con: nhà xác. Vợ chồng bà đến nhà xác bệnh viện thì con gái thân yêu của ông bà đang nằm chung với hơn 30 nạn nhân xấu số khác… Người mẹ như ngã quỵ và hét lên “con tui đây rồi, sao vậy con ơi!”…

Trong phòng cấp cứu lúc này nhiều người để ý đến trường hợp cháu Lê Thị Bích Trâm (5 tuổi) có bố là Lê Công Bằng và mẹ là Trần Thị Thanh Trúc (đều ở Krông Pắk). Khi được y bác sĩ, công an hỏi bé Trâm đều trả lời rành rọt tên ba, mẹ và cả địa chỉ nhà. Anh Bằng, ba của bé Trâm (cũng là một tài xế của chiếc xe này, được phân công lái từ đoạn Đắk Nông về TP.HCM) đưa con và vợ đi TP.HCM thăm một người con khác đang học tại đây thì tại nạn xảy ra.

Thỉnh thoảng bé Trâm co giật, và hỏi ba mẹ đã về chưa. Bà nội bé, bà Trần Thị Thuận vừa phải chăm sóc cháu nội, vừa nghe ngóng xem các y bác sĩ có gọi tên người nhà nạn nhân Bằng, Trúc không. Nhưng 2g30, bà được các y bác sĩ tại nhà xác gọi đến nhận diện người thân!…

Theo các y bác sĩ, đến 3g ngày 18-5, đã có 34 nạn nhân xấu số được đưa về đây làm thủ tục để người thân đến mang về làm hậu sự…

Đ.T.DUY – T.B.DŨNG – TR.TÂN

———

Tai nạn thảm khốc, 34 người chết ở Đắk Lắk

– Khoảng 22h 15 phút ngày 17/5, tại cầu Sêrêpôk quốc lộ 14, thuộc địa phận thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng làm 34 người thiệt mạng, hơn 20 người trọng thương.

Xe khách BKS 47V – 2371 của HTX Vận tải Quyết Thắng, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) khi đang lưu thông từ TP. Buôn Ma Thuột – TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tông vào lan can cầu rồi rơi xuống sông Sêrêpôk.

Sau khi xảy ra tai nạn, người dân địa phương cùng với lực lượng cứu hộ phá cửa đưa nạn nhân ra khỏi xe. Nhiều nạn nhân khi được đưa ra khỏi xe đều trong tình trạng nguy kịch, nhiều người tử vong.

Do tai nạn xảy ra vào ban đêm, một nửa chiếc xe bị ngập nước nên khó khăn trong công tác cứu nạn.
Khoảng 1 giờ chiếc xe bị nạn mới được kéo lên. Các nạn nhân lần lượt được đưa ra ngoài, hầu hết tử vong quá nửa. Các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk.

Đến 2h 45 phút sáng 18/5, Khoa cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk tiếp nhận hơn 20 nạn nhân. Trong đó, có 2 trường hợp tử vong khi vừa mới đưa đến. Phần lớn nạn nhân đều chấn thương nặng ở đầu, gãy chân, gãy tay, gãy sống lưng…

Sau khi tai nạn xảy ra, bệnh viện Đăk Lăk đã điều động xuống hiện trường 3 xe cứu thương, 3 kíp trực cấp cứu ngoại viện để cấp cứa các nạn nhân.

Tại Nhà xác Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, có 29 nạn nhân xấu số đã chết được chở đến. Hai nạn nhân tử vong khi vừa đưa đến cấp cứu cũng được chuyển qua nhà xác.

Đến 2h 30 phút sáng 18/5, 3 nạn nhân cuối cùng được cơ quan chức năng trục vớt lên bờ, trong đó 2 hành khách cùng tài xế lái xe. Tổng số người thiệt mạng trong vụ tai nạn là 34  người.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Tiến Thành

CẢI TRANG GIỮA THỜI BÌNH

Tháng Tư 24, 2012

Mai Xuân Dũng

23/4/2012

Khi con gái ông bạn tôi đưa chiếc áo lính bạc mầu mất 2 chiếc cúc bảo “chú thay áo đi, mặc tạm cái áo này nhé” tôi hết sức ngạc nhiên.
– Sao phải thay áo hả cháu?
– Chú thay đi, ra ngoài kia mà mặc áo như chú chúng nó biết ngay bên Hà nội sang đấy.
– Biết thì đã sao, chú có làm gì đâu mà phải cải trang như thế?
– Không cải trang đố chú ra được ngoài đó.
Ông bạn xúc ấm chè thủng thẳng:
– Chú thay đi, con Hà nói đúng đấy, chúng nó thấy người lạ chặn lại không ra được mà còn thêm rắc rối. Cẩn thận là hơn.
Hà lấy chiếc mũ cối bạc phếch của bố nó, trước kia chắc là mầu xanh Tô châu đội lên đầu tôi và nhắc tôi kéo tay áo xuống không nên sắn lên như thế. Xem chi tiết…

“Chưa” cái con cặc!

Tháng Tư 16, 2012
  • Nguyễn Quang Lập

Hãy nói thật với nhau đi!

 Sắp đến ngày 30/4 rồi, cũng là ngày sinh nhật của mình. Mình thì già cỗi đi là lẽ đương nhiên, thế còn Đất nước? Sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, Đất nước ta đang ở đâu? Nếu nhìn bằng mắt thường thì thấy Đất nước mình không đến nỗi tệ lắm, chí ít cũng gấp 5 gấp 10 thời bao cấp. Nhưng sự thật thì thế nào? Báo Người lao động ( tại đây) cho biết: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Ngao ngán.  Xem chi tiết…