Bỏ qua nội dung

TS Nguyễn Hồng Kiên trao đổi tiếp về lễ tế Xã Tắc

Tháng Ba 24, 2011

Lời dẫn của Da Vàng Blog:

Đây là một phản hồi mới nhất của TS Nguyễn Hồng Kiên trao đổi với bạn đọc quan tâm đến vến đề lịch sử – văn hóa trên Da Vàng Blog.

Sau khi Thư ngỏ của TS Nguyễn Hồng Kiên gửi đến Bộ trưởng bộ VH-TT-DL về vấn đề xã hội hóa lễ tế Xã Tắc ở Huế được đăng công khai trên Da Vàng Blog, đã có rất nhiều phản hồi của bạn đọc. Trong đó có một vài người trao đổi, tranh luận với TS Kiên khá cởi mở, chân thành. Tuy nhiên vẫn có một vài người  tranh luận với thái độ hằn học, đi quá xa vấn đề, thậm chí còn đi sâu vào đời tư người khác mà không chú tâm đến trọng tâm vấn đề mà TS Kiên đã đặt ra.

Xét thấy phản hồi này có nhiều điểm cần trao đổi thêm để làm sáng tỏ nên Da Vàng Blog quyết định dùng phản hồi này thành một entry để quý vị gần xa tìm hiểu và tranh luận tiếp.

Tác giả: TS Nguyễn Hồng Kiên

> Thư ngỏ của TS Nguyễn Hồng Kiên gửi ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch

Tôi không có ý định tiếp lời những kẻ “ẩn trong tối, thổi mù ra sáng”.
Nhưng nhiều bạn đọc của blog Da Vàng lại bảo tôi nên trả lời để mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề, nhất là khi lại có người “núp tên” của bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh để thưa “nhân sĩ, bằng hữu” và “chốt lại mấy ý”.
Tôi xin được thưa lại với bạn đọc của blog Da Vàng 03 chuyện:

1- Về thư ngỏ của tôi:
Tôi viết thư sau khi đọc bài “Thừa Thiên-Huế sẽ xã hội hóa tổ chức Lễ tế Xã Tắc” trên Vietnam + .
Chủ đích của tôi là hy vọng những nhà quản lý văn hóa có trách nhiệm NHÌN NHẬN LẠi về chủ trương phục hồi lễ tế Xã Tắc. Đặc biệt là KHÔNG THƯƠNG MẠi HÓA MỘT QUỐC LỄ THIÊNG LIÊNG.
Việc “Xã hội hóa” ở đây được nói thẳng ra là: “Mời doanh nghiệp, các nhà tài trợ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC tham gia tài trợ cho công tác tổ chức lễ tế Xã Tắc.”
Và đây là nội dung THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ CHO LỄ TẾ XÃ TẮC 2011
http://www.hueworldheritage.org.vn/?catid=115&id=1875:
“Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trân trọng kính mời quý Doanh nghiệp tham gia tài trợ cho Lễ tế Xã Tắc năm 2011 và cử đại diện đơn vị tham dự lễ tế sẽ được tổ chức từ 18h 30 đến 21h30 ngày ngày Giáp Tuất 16/2 âm lịch (nhằm ngày 20/3/2011).
Chi tiết về mức tài trợ và quyền lợi của nhà tài trợ cho lễ tế Xã Tắc năm 2011 như sau:
I- Mức tài trợ:
– Tài trợ chính: Từ 50 triệu VNĐ trở lên
– Các mức khác: Từ 50 triệu VNĐ đến 5 triệu VNĐ.
II. Quyền lợi của nhà tài trợ:
– Được ghi tên đơn vị/cá nhân trên tờ áp-phích quảng bá về lễ tế;
– Thông tin trên truyền hình, báo địa phương
– Trong lời Cám ơn của Ban tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2011”

Nghĩa là: Phải bỏ ra ít nhất 05 triệu mới được tham dự lễ tế CHÍNH THỨC. Còn không cứ việc “hàng nghìn người tranh nhau, chen lấn thắp hương” như chuyện báo Đất Việt phản ánh Sau lễ tế, Đàn Xã Tắc… tan hoang:

Đấy không thể gọi là Xã hội hóa! Và vì thế tôi càng muốn lãnh đạo bộ VHTTDL có ý kiến chính thức.
TS Nguyễn Thị Hậu (Phó Viện trưởng viện nghiên cứu xã hội TPHCM, người comment đầu tiên với nickname hậu khảo cổ) đã tán đồng ý kiến của tôi:
“Tháng Ba 6, 2011 1:49 chiều
Đồng ý với những kiến nghị của TS Nguyễn Hồng Kiên. Đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch không tổ chức “xã hội hóa” và “sân khấu hóa” tràn lan những nghi lể truyền thống quan trọng, e rằng lợi bất cập hại, biết tất cả những gì thiêng liêng thành trần tục chỉ nhằm trục lợi!”

Tuy nhiên, các “còm sĩ ẩn danh” đều lảng tránh vấn đề chính tôi muốn đề cập mà cố tình tranh luận không đúng lúc và không cần thiết về chuyện đất đắp đàn.

2- Về vấn đề TƯ CÁCH vài ‘còm sĩ’ xứ Huế:
Tôi viết thư chính danh, có địa chỉ hộp thư điện tử.
Còn các “còm sĩ xứ Huế” ẩn danh, họ tuyên bố: “tôi cũng sẽ lấy địa chỉ “ảo”, vì blog là một diễn đàn không chính thống”
Nhưng tôi đã biết họ là ai. Và ngay từ đầu tôi đã biết chẳng có “lão già hưu trí, không đáng xưng tên tuổi” nào cả.
Bác Da Vàng cũng yêu cầu công khai thêm thông tin cá nhân. Nhưng họ quyết ẩn danh để có thể thoải mái bôi nhọ, hạ thấp tư cách cá nhân tôi bằng mọi chuyện, mọi cách có thể nghĩ ra. Những chuyện đó, tôi không nói lại, dù họ đã quá sai, đã bịa đặt theo kiểu “ngậm máu phun người”.
Nhưng có 1 kẻ trong số đó đã cất công gọi điện ra tận Viện Khảo cổ học Việt Nam “điều tra”, để hôm sau ‘còm’: “…hỏi khí không phải thế bác Kiên làm ở Viện khảo cổ ạ? Sao có thấy mặt bác ấy ở Viện bao giờ đâu, thương hiệu Viện khảo cổ có giá thật, vậy thời gian và nghề chính của TS Viện khảo cổ là làm báo và bloger gây scandal ạ? Tranh luận với nhau không chính thống đừng mang Viện khảo cổ vào.”
(Tôi không muốn nêu đích danh nhân vật ‘hình sự’ ấy ra đây. Vì tôi năm nay đã ở tuổi “nhi bất hoặc”; Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi tôi vào công tác ở Huế, các còm sĩ này chắc còn đang đi học phổ thông. Tôi chưa hiểu, các cá nhân ấy sẽ đeo mặt nạ gì khi ít nhất năm 1 lần họ sẽ CÓ THỂ PHẢI đối diện tôi ở đời thực, tại “Hội nghị Thông báo các phát hiện mới về khảo cổ học”?)
Động cơ của họ là khá rõ: Chứng minh cho bạn đọc rằng tư cách ông Kiên kém lắm, chẳng đủ để nói/bàn bất cứ chuyện gì.
Tuy nhiên, họ CÓ TƯ CÁCH HAY KHÔNG thì có lẽ ai cũng đã thấy.
Tôi chỉ xin thông tin thêm rằng: Khi chủ trì khai quật đàn Xã Tắc Thăng Long, bên A dây dưa không chuyển tiền, tôi đã phải bỏ TIỀN TÚI (có được do đi làm thêm bằng nghề tay trái ở báo Bóng đá) để duy trì công trường. Hai năm sau khi lấp cát bảo quản khu di tích, tôi mới được thanh toán. Hiện. tôi vẫn là cán bộ của Viện Khảo cổ học. “Ai không tin hỏi tôi, Viện trưởng”- PGS-TS Tống Trung Tín khẳng định.

3- Về hàm lượng KHOA HỌC:
Như đã nói trên, các “còm sĩ ẩn danh” đều lảng tránh vấn đề chính tôi muốn đề cập mà cố tình tranh luận không đúng lúc và không cần thiết về chuyện đất đắp đàn.
Kể cũng là 1 thủ pháp tranh luận ‘đáng nể’.
Bác Da Vàng hy vọng: “Nếu là “ảo” nhưng tranh luận mang tính công khai, sòng phẳng và với hàm lượng khoa học cao thì có “ảo” cũng tốt, không thành vấn đề.”
Tuy nhiên, về khảo cổ học xin bỏ qua, vì tôi biết chắc đó không phải chuyên môn của các còm sĩ ẩn danh kia. Chỉ xin nói lại 1 chuyện về Sử liệu:
NYH chất vấn tôi “căn cứ vào tư liệu nào để đưa ra thông tin” chọn đất theo 5 màu. Bác Há Cảo trả lời giùm, NYH bảo: “Đại Nam Nhất thống chí” “người ta đã có nhầm lẫn”.
Thừa nhận “ĐNNTC- bản của Viện Sử học dịch (thường hay gọi là bản thời Tự Đức [1847-1883]…)”, nhưng NYH yêu cầu phải theo “ĐNTL, KĐ ĐNHĐSL và cả bản ĐNNTC thời Duy Tân [1907-1916]” .
Tôi không tin các tư liệu RẤT MUỘN về sau lại CHÍNH XÁC HƠN.

– Không thể nói hết về những ẤU TRĨ của mấy ẩn sĩ này.
Kiểu:
a- Cho rằng đất của các vùng miền đưa về Huế được dùng để đắp NỀN đàn;
b- Rất hay ‘khoe’ đã đi TQ, nhưng khi đến “Một thoáng Việt Nam” thì không phân biệt nổi ban thờ Xã Tắc với cái sa bàn nước Việt phía sau…
c- Để có đủ 3 ví dụ, tôi xin dẫn câu HTA‘mắng’ tôi: “Trong thư ngỏ của ông Kiên, dẫn liệu lịch sử cũng đã không chặt chẽ, ngay cả hiểu biết về các phương thức bảo tồn theo các công ước Quốc tế và Luật di sản ông cũng không rành dẫn đến nhầm lẫn trong phát ngôn. Ở Việt Nam duy nhất đàn Xã Tắc Huế được phục hồi và bảo tồn, ĐÀN XÃ TẮC HÀ NỘI ĐƯỢC PHỤC HỒI DƯỚI DẠNG DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC VÀ NAY ĐÃ NHƯỜNG CHỖ CHO ĐƯỜNG ĐI…”
Trước khi chuyển về Viện Khảo cổ (năm 2005) tôi công tác ở cơ quan chuyên về trùng tu di tích của Bộ Văn hóa, nay là Viện Bảo tồn di tích.
25 năm làm nghề trùng tu di tích, giờ tôi mới được “người đóng vai HTA”GIẢNG cho rằng việc tạm phủ lấp lại bằng cát là PHỤC HỒI di tích.
Người chẳng có tý chuyên môn về trùng tu nào cũng có thể hiểu việc đó chỉ được coi là 1 cách BẢO QUẢN TẠM THỜI, theo tình thế.
Và thật buồn khi “người đóng vai HTA” còn chưa phân biệt nổi 2 khái niệm DI TÍCH (monuments) và DI CHỈ (vestiges archaeology).
Tôi có hỏi lại PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung (Trưởng bộ môn Khảo cổ học, khoa Sử ĐHKHXH&NV Hà Nội), chị cho biết điều đó có trong giáo trình “Cơ sở Khảo cổ học” được dạy cho sinh viên năm thứ nhất. (?!)

Để kết thúc “còm” này, xin được thông tin:
Theo báo Văn hóa Online (Cơ quan chủ quản: Báo Văn Hóa – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch): “Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Nam Định, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu: Các nghiên cứu lịch sử cho thấy việc khai ấn tại đền Trần là có, nhưng việc tổ chức phát ấn và phát ấn rộng rãi như hiện nay thì chưa có tài liệu lịch sử nào ghi chép và khẳng định.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo:
Lễ khai ấn tại đền Trần phải được tổ chức đúng theo các nghi thức truyền thống.
Không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng. ( http://www.baovanhoa.vn/DOISONG/34237.vho)
Tôi nói chuyện này không để VƠ VÀO (tôi được 1 “ẩn sĩ Huế” PHONG là “bloger gây scandal”), rằng loạt bài “Lễ Khai ấn đền Trần” – một xuyên tạc lịch sử trên blog Gốc Sậy đã góp phần đưa đến thay đổi nói trên.
Vấn đề là khi nói chuyện “ấn đền Trần”, tôi cũng đã từng bị nhiều ẩn sĩ đồng hương Nam Định CHỬI TỆ HẠI ngay trên blog của mình.
May quá, nay theo báo Văn hóa thì “Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo chính quyền tỉnh Nam Định, các cơ quan chức năng Nam Định và Bộ VHTTDL.”

5 bình luận leave one →
  1. Vũ Thế long permalink
    Tháng Ba 24, 2011 10:26 chiều

    Tôi vừa dọc trên Dân Trí diện tử và xem ảnh chụp biểu diễn tái hiện nghi lễ tế đàn Xã Tắc ở Huế mà thấy xa hoa quá trời. Có cả voi, cả ngựa, biết bao vua và quần thần đóng giả cực kì tốn kém. Bộ Văn hóa Du lịch và Thể thao đầu tư mạnh ghê! Chẳng thua kém gì đại lễ Nghìn năm Thăng Long ngòai Hà Nội !
    Có một thắc mắc nhỏ: tuy ai cũng biết là đây là trò diễn lại cái đại lễ vô cùng quan trọng về mặt tâm linh của nước ta trong thời Phong kiến xưa kia đã bị cách mạng Tháng Tám phế bỏ và đại lễ không diễn ra đúng những ngày tháng mà triều đình xưa đã quy định (vì nó bị phế bỏ rồi nên chẳng cần vào ngày tháng nào cũng làm được, miễn là phục vụ được nhu cầu của du khách thập phương và của những người có nhu cầu) Vậy đây chỉ là màn tái hiện một hiện thực lịch sử rất tốn kém.
    Tôi chỉ thắc mắc là anh báo Dân Trí, báo của Hội Khuyến học nhằm góp phần mở mang dân trí mà sao khi viết tường thuật và chú thích ảnh lại dễ dãi đến thế?
    Nào là:
    Đi xem vua tế Thần Đất
    Nhà vua nghiêng mình làm đầy đủ các lễ tế thần đất và thần lúa
    Dân Huế và khách du lịch đứng đầy đường để xem mặt vua…
    Lẽ ra phải viết là xem người đóng vai vua hay phải đặt chữ Vua trong nháy nháy “vua”
    lỡ có kẻ xấu mồm xấu miệng lại xuyên tạc bảo
    Ừ hóa ra vua ta bay giờ là phường tuồng ư?
    Mà cũng chẳng sợ.
    Nuớc ta giờ làm gì có Vua?
    Không có vua mà viết thế là không ổn.
    Da vàng có thể gửi giúp cho các bậc cao minh trong làng báo để xem lại cách viết lách thế nào cho chính xác nhé kẻo lại bị vua rởm kiện thì nguy.
    Chúc cả nhà vui vẻ.
    Vũ Thế Long

  2. Đoàn nam Sinh permalink
    Tháng Ba 24, 2011 11:03 chiều

    Mình vào Huế ngay sau ngày “lễ tế”, hỏi thử một vài người, không thấy ai quan tâm. Đi ngang dọc thấy cụm từ lễ tế trương lên khá vui vẻ, dường như Bộ Văn-Thể-Du và Thừa Thiên Huế nhầm lẫn hoặc không biết lễ khác với tế, còn lễ tế thì tra tự điển nào cũng không thấy. Hu hu ! Em Hải của Ban QL Di tích Cố đô giỏi Hán tự đâu rồi ?

  3. Quốc Trung permalink
    Tháng Ba 25, 2011 9:14 sáng

    Cứ “chiểu theo” mấy ý đã nêu trong
    “Thư ngỏ của TS Nguyễn Hồng Kiên gửi ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch” như:
    “Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình…”.
    “Các triều đại ở Việt Nam, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn đều cử hành Lễ tế Xã Tắc vào mùa Xuân hàng năm và luôn xem đây là Quốc lễ”.

    Thì tôi hiểu Lễ tế xã tắc và Lễ cầu Quốc Thái Dân an chắc là một, bởi cùng chung mục đích “cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình” và đều là “Quốc Lễ”, tức ở tầng cấp quốc gia.

    Vậy cho tôi hỏi theo qui định chính thức từ thời xưa:
    1. Một nước mỗi năm tổ chức mấy lần Lễ cầu Quốc Thái Dân an?
    2. Ai là người được quyền chủ trì Quốc lễ này?
    3. Địa điểm tổ chức Quốc lễ này là ở đâu?

    Bởi theo những gì tôi “lượm lặt” được sơ sơ gần đây thì:

    1. Trong năm 2010 đã có 2 Quốc lễ “cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình” được tổ chức ở 2 địa điểm khác nhau với 2 chủ thể tổ chức khác nhau:
    – Lễ tế xã tắc tổ chức ở Huế ngày 08/4/2010 (tức ngày 24/02 Âm lịch) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đứng ra tổ chức. (Lễ này được gọi là “phục dựng” và chẳng ai nói là “giả”, lại được tiến hành như thật nên tôi coi ý nghĩa của nó cũng là thật).
    – Lễ cầu Quốc Thái Dân an vào đêm 26/9/2010 tại Sóc Sơn do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đứng ra tổ chức. (Lễ cầu này lại được lồng ghép trong Lễ yểm tim, khai quang tượng đài Thánh Gióng).

    2. Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng ở Huế đã có 2 Quốc lễ “cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình” được tổ chức ở 2 địa điểm khác nhau với 2 chủ thể tổ chức khác nhau:
    – Đại lễ cầu Quốc thái Dân an, có Phó Chủ tịch nước tham dự sáng ngày 10/2/2010 (tức ngày 8/02 Âm lịch), tại Thiền viện Hương Vân – Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Trung tâm Văn hóa du lịch Huyền Trân long trọng tổ chức.
    – Lễ tế xã tắc tổ chức ở Huế ngày 20/3/2010 (tức ngày 24/02 Âm lịch) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đứng ra tổ chức.

    THẾ LÀ THẾ NÀO? ĐỀ NGHỊ CÁC BÁC NÀO THÔNG HIỂU TRẢ LỜI GIÙM CHO VỚI.
    Trung Thuần

  4. Tháng Ba 26, 2011 1:44 chiều

    Xã hội hóa lễ tế Xã Tắc của các bác ở Huế về mục đich có khác gì bán ấn Đền Trần ở Nam Định đâu. Mà đã là chuyện buôn bán thì miễn là có lãi thì làm! Càng lãi, càng làm. Càng làm, càng lãi!
    Một đằng nói chuyện khoa học, một đằng nói chuyện buôn bán, KHÓ LẮM!
    Báo Nhân Dân đang chỉnh các nhà báo đưa tin không chính xác về kết luận của BT vụ bán ấn Đền Trần đấy!

Trackbacks

  1. Tin 24-3-2011 « BA SÀM

Bình luận về bài viết này